Những điều cơ bản về bệnh cầu trùng ở gà
Trong số các bệnh thường gặp ở gà, thì bệnh này là một trong những căn bệnh phổ biến thường hay gặp phải nhất. Gà khi bị mắc phải bệnh này sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Vậy bệnh cầu trùng ở gà nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị như thế nào? Những thông tin dưới đây chúng tôi sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về nguồn bệnh này để đảm bảo quá trình chăn nuôi tốt và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Cách trị bệnh bạch lỵ ở gà – hướng dẫn chi tiết phòng và chữa bệnh từng bước
Triệu chứng của gà khi mắc bệnh cầu trùng
Thời gian ủ bệnh cầu trùng trong khoảng từ 4 – 7 ngày, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào các chủng loại cầu trùng khác nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ có những biểu hiện chung cơ bản như sau:
Ở thể cấp tính
– Gà trở nên ủ rũ, kém ăn, uống nhiều nước.
– Xuất hiện hiện tượng gà bị rụt cổ, mắt nhắm
Biểu hiện của bệnh ở gà
– Phân bị lẫn máu
– Gà trở nên yếu, khi quá nặng, chúng có thể sẽ bị liệt chân/cánh. Nếu không có biện pháp giải quyết nhanh chóng gà sẽ bị chết sau khoảng từ 2-7 ngày.
Ở thể mãn tính
Đối với thể mãn tính, bệnh sẽ xuất hiện 3 trường hợp như sau:
– Gà sau khi bị bệnh cấp tính vẫn còn sống sẽ bị chuyển sang mãn tính.
– Sử dụng thuốc phòng cầu trùng không đúng quy trình hoặc liều lượng
– Bệnhmãn tính thường xuất hiện và gặp phải đối với gà từ 2-3 tháng tuổi trở lên.
Bệnh ở thể mãn tính rất giống với biểu hiện ở thể cấp tính, tuy nhiên mức độ của chúng sẽ nhẹ hơn.
Thể mang trùng
Gà mặc dù mang mầm bệnh, nhưng lại có biểu hiện không rõ ràng, chúng vẫn có thể ăn uống được bình thường, sẽ có biểu hiện ỉa chảy, phân sáp. Trong trường hợp là gà đẻ mang mầm bệnh thì sẽ làm cho tỉ lệ trứng suy giảm 15-20%, khiến cho người nuôi khó phát hiện được nguyên nhân do đâu.
Hậu quả của việc gà mắc bệnh cầu trùng
Gà chết do bệnh cầu trùng
Bệnh sẽ được lây lan qua đường tiêu hoá nếu gà ăn phải nang của cầu trùng. Gà khi mắc phải bệnh cầu trùng sẽ có tỷ lệ chết cao. Hơn nữa, chúng còn gây ảnh hưởng tới năng suất của gà, khiến cho gà bị còi cọc, trọng lượng gà suy giảm. Với gà mắc bệnh nhẹ sẽ không có biểu hiện rõ, gây suy giảm lượng trứng ở gà đẻ rõ rệt.
Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh khó kiểm soát, gây nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi. Do đó, nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Hướng dẫn cách để điều trị bệnh
Để xử lý bệnh người nuôi thực hiện theo các cách sau đây:
Trước hết bạn cần phải tách riêng những chú gà bị mắc bệnh, đồng thời thực hiện sát trùng cho chuồng trại thường xuyên để đảm bảo bệnh không lây lan.
Bước 1: Tiến hành cầm máu, giải độc, bổ sung điện giải cho gà bằng cách sử dụng các loại Vitamin B-complex 4g, Vime C-Electrolyte 5g và Vitamin K 1ml uống ngày 2 lần vào ngày và đêm.
Bước 2: Bổ trợ lực cho gà bằng việc:
Pha hỗn hợp Vinacoc Acb 20g, Amino – polymix 20g với 20 lít nước, sau đó cho gà uống trong vòng 3 ngày. Hoặc bạn cũng có thể pha 20g Vimecox-SPE3 với 20 lít nước để uống trong 5 ngày.
Đảm bảo chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ để ngăn chặn bệnh cầu trùng
Một số lưu ý phòng bệnh cầu trùng
Để giúp cho người dùng có thể phòng tránh được những tác hại của bệnh gây nên cho gà, trong quá trình nuôi gà, bạn cần phải thực hiện phòng bệnh cho gà bằng cách:
– Sử dụng vacxin để tiêm cho cầu trùng gà
– Phòng bệnh bằng cách trộn thuốc trị cầu trùng vào trong thức ăn của gà với liệu lượng phù hợp
– Đảm bảo giữ gìn vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo cho chuồng trại luôn được khô thoáng.
– Không nên nuôi nhốt gà ở các không gian chật chội và ẩm ướt.
– Đối với gà thả vườn, người dùng cần phải chú ý để giữ gìn vệ sinh nơi chăn thả.Việc nắm bắt rõ bệnh cầu trùng ở gà sẽ giúp cho người chăn nuôi ngăn chặn được dịch phát tán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn gà, hạn chế tối đa những thiệt hại mà căn bệnh này gây ra cho đàn gà.