Những điều cần biết về bệnh đậu gà trong chăn nuôi
Bệnh đậu gà là căn bệnh cũng thường hay gặp phải ở gà chọi, đây là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi virus, gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn tới kinh tế của người chăn nuôi.
Để giúp người dùng hiểu rõ hơn và có những biện pháp can thiệp ngăn chặn những thiệt hại gây ra bởi loại bệnh này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến người dùng một số cách để nhận biết và điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.
THAM KHẢO THÊM: Cách phòng bệnh và chữa bệnh đầu đen ở gà tại nhà
Những triệu chứng nhận biết và hậu quả của bệnh đậu gà
Các triệu chứng
– Đối với thể ngoài da có các biểu hiện sau đây:
+ Xuất hiện mụn đậu ở mào, mép, xung quanh mắt của gà
+ Mới đầu là những nốt sần nhỏ màu nâu xám/xám đỏ, sau thời gian chúng sẽ to dần lên như hạt đậu, khiến cho da gà bị sần sùi. Khi các nốt chuyển sang màu vàng sẽ có mủ bị vỡ ra, sau đó bị đóng vảy và để lại sẹo.
Khi gà gặp vấn đề này sẽ không bị chết, chúng vẫn có thể ăn uống và hoạt động bình thường.
Các triệu chứng của bệnh đậu gà
– Với thể niêm mạc (bệnh thường gặp đối với gà con):
+ Xuất hiện lớp màng giả có màu vàng hoặc trắng ở trong niêm mạc, hầu họng và cả khoé miệng,
+ Gà ăn uống kém, cơ thể gầy và bị khó thở
+ Từ trong miệng gà có một chất nhờn lẫn với mủ và màng giả chảy ra ngoài.
Hậu quả của bệnh đậu gà
Trong trường hợp gà mắc cả 2 thể sẽ khiến cho bệnh chuyển biến xấu, gà sẽ nhanh chết. Điều này gây thiệt hại lớn cho người nuôi gà, là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.
Nếu phát hiện ra gà mắc bệnh, người nuôi cần phải ngay lập tức thực hiện cách ly để tránh lay lan cho cả đàn gà.
Phương pháp điều trị bệnh đậu gà
Cách chữa dân gian
Trong dân gian thường có những cách điều trị như sau:
– Dùng lọ mực chữa đậu bôi trực tiếp vào nốt đậu 4 lần/ngày và các buổi: sáng, trưa, tối và đêm. Đảm bảo chuồng nuôi nuôi khô ráo, ấm áp và kín gió
– Một phương pháp dân gian nữa cũng được rất nhiều người áp dụng, đó là sử dụng lá gáo, một loại lá có mùi hắc đắng. Bạn tiến hành vò lá lại với nhau, sau đó ném vào chỗ gà bị đậu, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khoảng từ 3 – 4 ngày.
Chữa bệnh đậu gà bằng phương pháp dân gian
Cách chữa y khoa
Bạn thực hiện nặn mụn cho gà, sau đó sử dụng nước muối ấm để rửa sạch. Nghiền nát tetrasilin và trộn cùng với thuốc mắt mỡ của người. Hỗn hợp này sẽ được dùng để bôi lên các nốt đậu.
Một ngày bạn cần thực hiện bôi 4 lần cho gà. Ngoài ra, người nuôi cũng cần bổ sung thêm vitamin A cho gà bệnh và sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn bội phát.
Thuốc chữa và phòng bệnh
Xanh methylen 2% hoặc cồn Iod 1-2% là loại thuốc hiệu quả nhất cho việc chữa bệnh đậu gà. Bạn sử dụng thuốc và bôi trực tiếp lên các mụn đậu, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất bạn nên sử dụng các chất bổ trợ như Neo-te-sol, Genta-costrim, Costrim-1, Costrim- 2 để nhằm tăng sức đề kháng cho gà bệnh.
Một số lưu ý để phòng bệnh đậu gà
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó để hạn chế bệnh đậu gà ảnh hưởng tới vật nuôi của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện các chiến dịch phòng bệnh như sau:
– Đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ
– Thực hiện công việc khử trùng cho khu vực chăn nuôi 1 tuần/lần
Thực hiện khử trùng cho chuồng gà
– Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà
– Nâng cao sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung thêm các loại vitamin A, C, các chất khoáng, điện giải B complex,… để hạn chế khả năng mắc bệnh của gà
– Đối với gà từ 7 – 10 ngày tuổi, bạn cần thực hiện tiêm vacxin để phòng bệnh
– Gà bị mắc bệnh bạn cần thực hiện đốt và xử lý sạch sẽ chất thải của gà
– Thực hiện chủng đậu dành cho những đàn gà ở xung quanh để đảm bảo an toàn, tránh lây lan.Với những thông tin trên đây người dùng đã có thể “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm quý báu nhất để có thể nuôi gà phát triển tốt và khỏe mạnh nhất. Từ đó, giúp cho người chăn nuôi có thể bảo vệ tốt cho gà của mình tránh xa khỏi loại bệnh đậu gà.