Vấn đề gà bị ủ rũ, chán ăn do đâu mà có? Đây là loại bệnh gì? Cách khắc phục và phòng bệnh ra sao? Những thông tin về cách trị bệnh gà ủ rũ dưới đây chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích đối với nhiều người trong quá trình chăm sóc, chăn nuôi cho gà.
Hậu quả khi không xử lý tình trạng gà bị ủ rũ cho gà
Gà khi bị ủ rủ lâu ngày nếu như không được điều trị và tìm hiểu nguyên nhân chắc chắn sẽ khiến cho bệnh tình ngày càng nặng. Sau một thời gian mắc bệnh, gà sẽ bị chết, điều này gây ra các thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Ngoài ra, khi không tìm ra nguyên nhân để chữa trị còn khiến cho bệnh không được trị dứt điểm, khiến cho bệnh lây lan cho cả đàn.
XEM THÊM: Cách nuôi gà đá bo lớn cực kì khỏe khi tham chiến
Chính vì thế, nếu như phát hiện được những biểu hiện lạ của gà như gà bị ủ rũ, người nuôi cần chú ý quan sát để phát hiện ra đó là bệnh gì, từ đó có những phương án chữa trị được tốt nhất.
Hậu quả khi gà bị ủ rũ
Nguyên nhân gây ra bệnh ủ rũ ở gà
Để có thể tìm được phương pháp chữa trị hiệu quả, yêu cầu người dùng cần phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Gà bị ủ rũ nguyên nhân chính là do virut tả, hay còn gọi là dịch tả/bệnh rù.
Bệnh rù được biết đến là loại bệnh thường gặp nhất khi nuôi gà, ngan, vịt, ngỗng. Khi gà mắc bệnh này thường gây ra tổn thất khá lớn cho ngành chăn nuôi.
Bệnh rù được lây nhiễm từ việc tiếp xúc trực tiếp từ người, từ chuột, chim,…
Dấu hiệu của bệnh gà bị ủ rũ
Loại virut chủng độc lực mạng chính là loại virut của bệnh ủ rũ ở gà, gà sau khi mắc bệnh sẽ chết sau khoảng từ 3-4 ngày. Ngoài biểu hiện ủ rũ, gà còn có những triệu chứng khác như
– Gà thở vô cùng khó khăn, ngoài ra còn bị ho, trông gà lờ đờ và chán ăn
– Phân gà lỏng, có khi bị lẫn cả máu
– Mào gà trở nên tím.
– Khi gà bị nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đầu nghẹo, bị quay vòng tròn.
Dấu hiệu cho thấy gà bị bệnh ủ rũ
– Nếu là gà đẻ thì trứng bị giảm, đồng thời trứng gà bị non.
Thông thường, khi gà gặp phải căn bệnh này thì tỷ lệ chết lên rất cao từ, trong khoảng từ 40-80% nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do đó, ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở gà bạn cần thực hiện tách đàn, chăm sóc và cung cấp thuốc cẩn thận.
Theo dõi các tình trạng và chuyển biến bệnh, khi hoàn toàn đảm bảo gà được chữa trị dứt điểm thì bạn mới thả gà về với đàn, đồng thời thực hiện khử trùng, phun thuốc phòng bệnh cho gà.
Biện pháp phòng bệnh gà ủ rũ
Để có thể phòng chống các khả năng gà bị nhiễm bệnh, người dùng cần phải chú ý tới một số vấn đề sau đây:
– Tiêm vacxin phòng bệnh cho gà, nhằm đảm bảo gà phát triển được tốt và ổn định nhất.
Làm thế nào để gà phát triển khỏe mạnh?
– Đảm bảo vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ để đảm bảo không có các virut gây bệnh cho gà
– Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cùng chế độ chăm sóc gà hợp lý. Đây là cách để hỗ trợ cho gà có thể lực tốt, sức đề kháng cao để chống chọi với các bệnh có thể xảy ra đối với gà của mình.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về cách trị bệnh gà ủ rũ sẽ giúp ích cho người chăn nuôi. Để giúp gà của bạn phát triển tốt và ít mắc bệnh, việc đảm bảo chế độ ăn và chăm sóc thôi chưa đủ, việc đảm bảo phòng bệnh và tiêm vacxin sẽ giúp cho gà tránh được các bệnh thường gặp. Từ đó giúp gà ăn uống khỏe, nhanh lên cân, xuất chuồng. Còn nếu là gà chiến sẽ giúp cho các chiến kê mạnh mẽ, đảm bảo thể lực cho các trận chiến ác liệt.